LỢI ÍCH KHI THAM GIA WEBSITE DAIHONGPHAT.GROUP

     

        I. Với doanh nghiệp kinh doanh, chủ cơ sở sản xuất

                  (1)  Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp nơi. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.
                  (2)  Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
                  (3)  Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ  trợ bởi các showroom trên mạng.
                  (4)  Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua.Website và Internet giúp hoạt động kinh doanh  được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí chuyển đổi.
                  (5)  Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
                  (6)  Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế  và giá trị mới cho khách hàng. Mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B (Nhà cung cấp <=> Nhà phân phối) là điển hình những thành công này.
                  (7)  Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
                  (8)  Giảm chi phí thông tin liên lạc.
                  (9)  Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính  (80%); giảm giá mua hàng (5-15%)
                  (10)  Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng   thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với  khách hàng và củng cố lòng trung thành với sản phẩm.
                  (11)  Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
                  (12)  Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký  kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng tốn chi phí rất nhỏ do đặc thù của Internet.
                  (13)  Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất  lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa  các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển;  tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.

        II. Với người tiêu dùng

                  (1)  Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ hơn.
                  (2)  Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
                  (3)  Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.
                  (4)  Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.
                  (5)  Giao hàng nhanh hơn với các sản phẩm số hóa: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet.
                  (6)  Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh  chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines) đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).
                  (7)  Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm.
                  (8)  Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.
                  (9) “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các  đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng.
                  (10)  Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng.

         III. Với xã hội 

                   (1)  Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
                   (2)  Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người.
                   (3)  Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua  mạng.
                   (4)  Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng.với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế... là  các ví dụ thành công điển hình